CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng ngoạn mục, tăng 7,5% mỗi năm trong thập kỷ qua. Trong năm 2019, mức tăng trưởng GDP đạt 7,02%. Trong đó, vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, mức giải ngân đạt 20,38 tỷ  USD. Thậm chí bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch nặng nề, năm 2020 Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế đứng đầu thế giới.
Điều này chứng tỏ Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn về đầu tư với tình hình kinh tế ổn định, ưu đãi thuế thực chất kết hợp chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng ngày càng nâng cao. Với tình hình thế giới hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài có thể xem Việt Nam như một địa điểm đầu tư chiến lược để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ Việt Nam cung cấp một môi trường đầu tư chào đón các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập nhà máy tại đây, bao gồm các yếu tố như sự tăng trưởng vững chắc về kinh tế, ổn định chính trị, lực lượng lao động cạnh tranh, thị trường dần mở cửa và minh bạch hơn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, và vị trí địa lý tốt trong khu vực.

Liên doanh có thể được thực hiện theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn với một hoặc nhiều đối tác trong nước, hoặc công ty cổ phần. Công ty cổ phần không thể là công ty 100 % vốn nước ngoài. Chỉ có hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được sở hữu hoàn toàn vốn nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dù có toàn bộ vốn nước ngoài hoặc bằng hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam, phải được sự chấp thuận của cơ quan chức năng có liên quan.

Vui lòng tham khảo Luật doanh nghiệp năm 2020 (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại phải chịu năm loại thuế chính: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế nhập khẩu/xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Chính phủ cũng đưa ra các chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn để thu hút đầu tư. Ngoài ra, các loại thuế nhập/xuất khẩu cũng được miễn giảm để đáp ứng các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Liên minh châu Âu – Việt Nam ( EVFTA) và nhiều Hiệp định thương mại tự do khác.

Chính phủ Việt Nam đang gia tăng việc thu hút đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay, các ngành công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ được tập trung phát triển. Ngoài ra, ưu tiên đảm bảo phát triển kinh tế bình đẳng hơn trên cả nước. Đầu tư nước ngoài được khuyến khích đầu tư vào khu vực địa lý cụ thể được gọi là khu vực “khuyến khích đầu tư” và “đặc biệt khuyến khích”.

Yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đó là vì lực lượng lao động trẻ, chăm chỉ, số lượng đông đảo với chi phí thấp, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Theo Tổng cục thống kê (07/2020), có khoảng 75,4% dân số có độ tuổi lao động từ 15 đến 65 tuổi, xếp hạng Việt Nam là lực lượng lao động lớn thứ 13 trên thế giới. Mức lương tối thiểu của các tỉnh sẽ khác nhau, và tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các huyện, quận cũng sẽ khác nhau. Theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/11/2019, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Tất cả đất đai ở Việt Nam được sở hữu và quản lý bởi Nhà nước; vì vậy tư nhân không có quyền sở hữu đất đai, tất cả đất đều được thuê lại của Nhà nước. Mỗi tỉnh, thành phố có hệ thống đăng ký đất đai riêng, được quản lý ở cấp huyện/xã.

Bên thuê phải trả tiền thuê hạ tầng và tiền thuê đất cho các công ty phát triển hạ tầng theo hợp đồng thuê lại đất và họ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.